BẢN TIN
LỄ KỶ NIÊM 50 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG QUÊ
HƯƠNG
HÀM LIÊM( 18/4/1975-18/4/2025 )
Trong không khí hào hùng của những
ngày tháng 4 lịch sử và nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng quê hương Hàm
Liêm anh hùng (18/4/1975-18/4/2025).
Về
tham dự buổi lễ:
*
Ở tỉnh:
Có đ/c Huỳnh Văn Tí, Nguyên Uỷ viên BCH,TW
Đảng, Nguyên Bí thư Tỉnh uỷ;
Có đ/c Ngô Minh Thưởng, nguyên Uỷ viên
Ban thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN tỉnh;
Có đ/c Tiêu Hồng Phúc, Uỷ viên Ban
Thường vụ tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.
*
Ở huyện:
Có
đ/c Nguyễn Ngọc Thạch, Bí thư Huyện uỷ;
Các
đ/c lãnh đạo, nguyên lãnh đạo huyện;
Các
đồng chí đại diện các phòng, ban của huyện.
* Ở xã Hàm Liêm:
Đ/c Tống Quốc Việt, HUV, Bí thư Đảng
uỷ xã;
Đ/c Lê Trung Hậu, Phó Bí thư Thường
trực Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND xã;
Đ/c
Nguyễn Thanh Giang, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã, Trưởng Ban tổ chức lễ;
Các đồng chí trong BCH Đảng bộ xã;
Các đồng chí có huy hiệu 30, 40, 45,
50 và 55 năm tuổi Đảng;
Các đồng chí nguyên là Bí thư, Phó Bí
thư Đảng uỷ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã,
Trưởng Mặt trận, các đoàn thể xã và Trưởng Công an, Quân sự xã qua các thời kỳ;
Có tất cả cán bộ, công chức và không
chuyên trách xã.
Có các đồng chí là Bí thư chi bộ trực
thuộc, Trưởng thôn, Trưởng ban công tác Mặt trận và các chi hội đoàn thể thôn.
Đặc biệt là sự có mặt của các cô, chú
nguyên là Lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận, các cô chú là cán bộ, chiến sỹ Đội công
tác, Ban Liên lạc, du kích mật xã Hàm Liêm, các cô chú lão thành cách mạng, các
cô chú là thương binh, bệnh binh, gia đình chính sách, gia đình có công cách
mạng… đã về tham dự buổi lễ.
Nhằm ôn lại truyền thống hào hùng của
quân và dân xã nhà qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc. Kết thúc chiến tranh,
Hàm Liêm có 712 người con hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc (108 liệt sĩ
thời kỳ kháng chiến chống pháp, 595 liệt sĩ thời kỳ kháng chiến chống mỹ, 09
liệt sĩ thời kỳ bảo vệ tổ quốc), 252 thương-bệnh binh và nhiều người có công với cách mạng, 152 Bà mẹ được
phong và truy tặng danh hiệu cao quý “Bà mẹ Việt nam Anh hùng”;
5 anh hùng được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân”, hàng
nghìn cá nhân, hộ gia đình tham gia đóng góp cho sự nghiệp cách mạng. Nhiều cán
bộ, chiến sĩ giỏi trở thành lãnh đạo cấp huyện, tỉnh; nhiều người dân chung
thủy, sắc son với sự nghiệp cách mạng, không xã nào có nhiều địa chỉ đỏ, bia
chiến tích như xã Hàm Liêm, điều này góp phần làm rạng danh truyền thống lịch
sử Tam Giác kiên cường, là đầu tàu trong kháng chiến.
Với sự cống hiến vô cùng to lớn đó, ngày 20/12/1972, xã Hàm
Liêm vinh dự là xã đầu tiên trong tỉnh được Đảng và Nhà nước phong tặng danh
hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”; cũng là dịp để tri ân những cống
hiến, hy sinh của các thế hệ cha, anh đi trước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc,
quyết tâm giữ vững nền độc lập, tự do cho đất nước. Đồng thời, nhìn lại chặng
đường kiến thiết, xây dựng, phát triển của quê hương Hàm Liêm bắt đầu bước ra
từ đóng tro tàn bởi sự tàn phá của chiến tranh sau 50 năm giải phóng. Qua đó
nhân dân và cán bộ xã Hàm Liêm ra sức phấn đấu tăng gia sản xuất lao động bằng
nhiều hình thức để ổn định cuộc sống, giữ vững quốc phòng an ninh- chính trị, thường
xuyên đổi mới phương thức sản xuất áp dụng khoa học kỹ thuật để đem lại hiệu
quả kinh tế cao.
Ung Văn Hiệp
Đài Hàm Liêm